Hệ thống lọc rượu nguyên liệu bằng than hoạt tính
Rượu nguyên liệu từ các bồn chứa khác nhau mỗi khi cần lọc sẽ được đấu nối vào hệ thống lọc nước bằng than hoạt tính qua một đầu chờ. Từ đây, rượu sẽ được bơm đến cột lọc GAC than hoạt tính được thiết kế có đường kính 0.7m x chiều cao 1.8m nhằm tối ưu hóa bề mặt tiếp xúc và do đó bảo đảm công suất và hiệu suất lọc. Than được sử dụng là loại than GAC chọn lọc chuyên biệt cho việc hấp thụ và khử các tạp chất không mong muốn trong rượu (lipit, các chất gây mùi hắc, độc tố …). Rượu sau lọc được chứa trong một bồn cố định chứa rượu tinh (rượu sau lọc). Từ đây rượu tinh sẽ được đựa đi phối trộn, pha chế và xử lý theo dây chuyền sản xuất của nhà máy hiện hành để cho ra các loại rượu thành phẩm.
Quá trình lọc trên sẽ được điều khiển tự động bằng một tủ
điều khiển. Cột lọc nước nhiễm phèn sau một thời gian sử dụng hết hoạt tính sẽ
được tái sinh bằng nước nóng. Nước dùng cho quá trình tái sinh là
nước RO, được đun nóng qua một thiết bị gia nhiệt trước khi bơm vào
cột lọc than. Hệ thống khí nén được thiết kế nhằm xúc tác cho quá
trình tái hoạt hóa, do vậy sẽ giảm thời gian tái sinh. Chu kỳ tái sinh sẽ được cài đặt tự động theo
thời gian.
Hệ thống đường ống sử dụng vật liệu thép không gỉ SS304, van tay, van
điều khiển và hệ thống cơ khí phụ trợ khác có vật liệu thích hợp theo tiêu
chuẩn ngành thực phẩm.
Sơ đồ hệ thống lọc rượu
Các thông số thiết kế
Hệ thống xử lý nước được Công ty môi trường Nhật Ý thiết kế theo các thông số sau:
Rượu
nguyên liệu đầu vào:
Công suất : 1.5 m3/h
Nhiệt độ : nhiệt độ phòng
Độ đục : ≤ 3 NTU
Mùi : có mùi hắc do các tạp chất
không mong muốn (đo bằng cảm quan)
Vị : có vị cám do các tạp chất
không mong muốn (đo bằng cảm quan)
Rượu
đầu ra sau lọc:
Công suất : 1.5 m3/h
Nhiệt độ : nhiệt độ phòng
Độ đục : ≤ 1 NTU (ngay cả sau khi hạ độ)
Mùi : thơm nồng (đo bằng cảm quan)
Vị : cay nồng của rượu tinh, hết
vị cám (đo bằng cảm quan)
Ghi chú: Các phương pháp cảm quan đo mùi, vị nêu trên chỉ cho kết quả
định tính tương đối.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét